Không lễ chớ làm,
Không lễ chớ nghe,Không lễ chớ nói,Không lễ chớ nhìn.Ðây là bốn vé tàu chở thẳng xuống địa phủ, thọ tội và luân hồi.Ðây cũng là đức độ người chơn tu.Sao mới gọi là tội?Sao mới gọi là phước?Chấp mê gọi là tội.Tự tri gọi là phước.NMLuậnHoa sen vốn sanh ra từ bùn. Ðạo giải thoát cũng từ cõi đời trần trược khổ đau này mà phát. Thấy được tâm chính nhờ cái tánh chấp mê lục dục thất tình. Bỏ bùn ra chẳng có sen, lìa đời không có đạo, diệt tánh thì mất luôn cả tâm. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nhằm nói về pháp môn Kiến Tánh, thấy tánh để tìm lại Tâm, nhờ đời để mà hiểu đạo.Cuộc đời vốn vẫn như thế! Xã hội và luân lý luôn luôn có những khuôn thước, quy luật để ràng buộc con người vào một trật tự chung. Tu hay không tu cũng đều phải thuận theo dòng sinh hoạt này, cái khác chỉ là mục đích và đối tượng mà thôi.Người đời giữ lễ với mọi người chung quanh để vun bồi cái thể diện, cái danh giá của mình. Vì thế trở nên khó khăn, độc tài. Phải đè nén, hãm mình, rồi kỳ thị, chê bai, chà đạp những người mà mình cho là thất lễ. Cảnh dằng co, xâu xé trong nội tâm và ngoài xã hội đó gọi là địa ngục. Tạo khổ vì ác với chính mình. Tạo tội vì xây dựng chấp mê.Người chơn tu giữ lễ với đối tượng là chính mình. Làm, nói, nghe, nhìn theo những ý muốn trung thực bên trong, không sống giả dối đãi bôi và tự lừa gạt mình nữa. Ðiều quan trọng là phải trách nhiệm, chấp nhận mọi hậu quả và phê phán của dư luận chung quanh để có cơ hội thấy những khiếm khuyết ngõ hầu lập lại quân bình.Tự tri không đến bằng sự trầm tư suy nghĩ mà có được nhờ thực chất dấn thân. Dấn thân để sống thực với đời thì dầu có bầm dập ê chề, dầu bị chê bai khinh rẻ nhưng vẫn đang là lập hạnh bồi đức, là vun bồi cái phước duyên để phát triển đạo tâm.PVKTruyệnThiền sư Tâm Không dành một ngân khoản cho Không Ái đi tu học. Ðề mục là YÊU để cởi mở tâm tánh.Sư đệ tham công án, tái mặt. Một tháng sau trong buổi trà đàm thiền sư hỏi lại:- Ðã có cô nương nào lọt vào mắt xanh chưa?Không Ái mặt đỏ bừng, ấp úng trả lời:- Thưa chưa.Thiền sư nghiêm mặt:- Chấp hành công án không được là thiếu tu. Còn ở đây làm gì?!Sư đệ xin triển hạn. Xách túi nải xuống phố chợ xin việc làm. Ðược nhận vào xưởng ươm tơ, dệt lụa. Ở đây các thiếu nữ nhiều vô số kể. Không Ái đã ngoài tứ tuần. Vốn ít nói, lại nhát nên đường Ðạo có hơi bị tắt tị. Thường che đậy, giấu diếm. Thiếu thật thà cởi mở. Kỳ thị tình yêu. Không dễ tha thứ và hòa được với người chung quanh.Một ngày xuân đẹp. Cơ duyên đưa đẩy. Sư đệ được trao việc lựa kén để ươm cùng mới một ả tên Mộng Ðiệp. Ðứng bên người đẹp, nói chẳng nên lời. Toàn chuyện trên trời mưa, trời nắng. Chiều về khoe với sư phụ. Thiền sư cười nói:- Hãy mời cô nương ấy cùng đi ăn tại Long Phụng tửu lầu!Không Ái dạ một tiếng nhỏ yếu ớt. Ngày hôm sau đến xưởng làm việc. Gặp người đẹp. Sư đệ đi tới định mời, rồi lại đi lui. Rồi lại đi tới, lại đi lui. Ði tới, đi lui. Cuối cùng nhất quyết đi … lui luôn. Sợ mới quen e bị từ chối. Chiều về thiền sư cười, ướm hỏi ;- Sao, cá đã cắn câu chưa?!Không Ái ấp a, ấp úng nói lí nhí chẳng nên lời. Thiền sư quyết không tha, nạt lớn:- Ta hỏi ngươi, đã mời được Mộng Ðiệp cô nương đi ăn chưa?!Sư đệ sợ quá, nói đại:- Thưa sư phụ nàng đã có chồng rồi!Xưởng ươm tơ hết việc. Không Ái bỏ lỡ dịp. Chẳng hóa giải được công án bằng hương vị ngọt ngào, tươi mát và dịu dàng của Tình Yêu.PHB
Con ếch lim dim,Con mèo rình chuột,Là tư thế Thiền.Tâm định,Tánh động,Thần tri.Tỉnh thức là Thiền.NM LuậnMuốn thiền phải dọn mình để có được một tư thế. Sự tỉnh thức và chú tâm của ếch và mèo nói lên tư thế đó. Chỉ cần một vật lạ chạm đến hay có bóng chú chuột xuất hiện thì ếch và mèo từ hai khối bất động phản ứng ngay lập tức, đối phó đúng lúc và liền tức thì.Thiền cũng thế! cần tỉnh thức và chú tâm để nhìn thấy chính mình. Tánh và thần cũng chỉ là hai trạng thái của tâm. Biến động, chuyển dịch, phản ứng theo giác quan, theo ngoại cảnh thì gọi là tánh. Chịu dừng lại để nghe, để nhìn, để thấy cái tánh đó là cái thức của thần.Cái nhân đức của người tu nằm ở chổ không chủ trương tiêu diệt cái tánh mà chỉ cần nhìn thấy và chịu trách nhiệm cái tánh đó của mình. Sự chân thật, thường hằng, chuyên chú theo dõi những biến động của tánh là nuôi dưỡng sự tỉnh thức, đưa mình trở về trạng thái quân bình, trung đạo.Người đời thì bảo vệ và phát triển cái tánh của mình. Người tu thì lại chối bỏ và muốn diệt nó. Thiền chỉ cần nhìn thấy và chấp nhận nó là mình.PVK TruyệnThiền sư Tâm Không rời tu viện Tâm Ðạo về thăm Tổ tại Nhị Không. Ði theo có Vô Lực, Thông Luận và Không Ái. Khởi hành từ sáng sớm. Ði lạc trong rừng đến chiều mới tới nơi. Người xưa cảnh cũ vẫn thế. Riêng Tổ Sư, mười phần xuân có gầy ba bốn phần. Ðến tối, các đồng môn theo ngôi thứ vào chánh điện tọa thiền nghe pháp. Tuần này Tổ giảng kinh Ðại Trường. Thiền tứ thời. Mỗi thời tụng hai biến. Thông Luận hỏi khẻ:- Này sư huynh hai biến thì tọa bao lâu?Vô Lực nhăn nhó:- Khoảng một tiếng rưỡi.Tổ Sư đăng đàn. Phía dưới tất cả đã trong tư thế tọa thiền. Vô Lực ngồi bán già. Bên tả là Không Ái. Bên hữu là Thông Luận. Cả ba đều ở hàng cuối. Hết một biến, sư huynh đầu gối đau nhức chịu hết nổi. Lén nhìn trước nhìn sau quanh phòng. Tất cả đều nhắm mắt. Nhanh như cắt, Vô Lực đổi chân. Vẫn đau, càng ngày càng đau hơn. Không nghe kinh kệ gì nữa hết. Sư huynh cắn răng khống chế nổi nhức nhối. Bỗng phía hữu có một chân ai thò ra ngoài áo tràng. Nhìn lên thì là Thông Luận. Mặt mày méo xẹo. Phía tả Không Ái đã duỗi cả hai chân. Có lẽ từ lâu nên coi bộ thoải mái lắm. Không ngần ngại Vô Lực cũng đành thả hai chân ra theo thế … đồng thanh tương ứng. Chưa đủ, để cho có vẻ Vô Sở Cầu sư huynh ghé lưng tựa vô tường. Bỗng Vô Lực bụm tay che miệng cười. Quả thật hậu sinh khả úy. Thông Luận và Không Ái đã nằm phè ra theo thế ngọa thiền.Cũng chỉ tại vạn vật đồng nhất thể nên mới ra nông nổi đồng nhất lý.PHB
Sao là sai?Sao là đúng?Thấy sai gọi là đúng.Không sai, không đúngQuân bình nội tâmTự nhiên vô sở cầu.NMLuậnÐiểm khác biệt quan trọng nhất giữa người tu và người không tu là mỗi khi có vấn đề xẩy đến, người không tu tìm cái đúng còn người tu chỉ luôn tìm điểm sai của mình.Thấy mình đúng kèm theo những lý luận và hành động để bảo vệ nó.Thấy mình sai là chấp nhận thua thiệt, mất mát cái thể diện, tự ái của mình. Dẹp mọi tranh chấp nên không còn vấn đề nữa.Người đời vì có sở cầu muốn giải quyết vấn đề để thu hoạch được một điều gì đó, nên xuôi theo dòng nhân quả luân hồi.Người đạo không giải quyết vấn đề mà đi ngược vào nội tâm để giải quyết chính mình. Thấy được những khiếm khuyết, tìm ra căn gốc sai lầm của mình đã tạo ra vấn đề đó, chấp nhận để giải thoát ra khỏi vấn đề.Cái đúng khi thấy mình sai không có ý nghiã đối đãi giữa sai và đúng mà chỉ là một trạng thái quân bình trong nội tâm khi đã thoát ra ngoài mọi tranh chấp của thế nhân.An nhiên tự tại thì còn có gì để mà mong cầu nữa?!?!?!PVKTruyệnSư huynh Vô Lực thích làm Ðại Trượng Phu. Ðọc đạo sử rất mê hành động ngược đời của các thiền sư. Ðốt tượng Phật để sưởi như Ðơn Hà. Chớp mắt rũ xong ba kỳ kiếp, búng tay tám vạn pháp môn thành như Huyền Giác. Cái hào khí phiêu diêu thoát tục đó bàng bạc trong thơ sư huynh. Ưa làm thầy. Hay dùng túi khôn, lấy lý đè người. Trong hàng đồng môn, sư huynh bóp mũi khá nhiều. Lâu dần tưởng mình cũng chỉ còn một mảy may nữa là xém đắc pháp vô thượng.Một ngày nọ, cùng Thông Luận, Không Ái theo thiền sư Tâm Không về thăm Tổ Sư. Nghe đồn ngài ưa dăng bẫy. Không có thực chất là mắc lưới liền.Vô Lực ăn khỏe gấp ba người thường. Tuổi già, bụng phệ nên đi chậm. Một ngày đường mới tới nơi. Thầy trò vào hậu liêu thăm hỏi Tổ Sư. Gặp lại đệ tử, ngài mừng lắm. Giảng về phép dưỡng sinh. Cách tẩy uế, thanh lọc tiểu và đại trường. Tổ nói chuyện với Thiền sư Tâm Không rất tương đắc. Ngài khen nhiều. Vô Lực, Thông Luận và Không Ái rất mực hừng chí. Nhất là sư huynh, lòng hiu hiu như diều gặp gió.Chợt Tổ quay về phía Vô Lực ban đạo từ:- Bụng ngươi quá lớn. Phải hành pháp Thủy Lưu Ðại Trường (colon therapy) nhiều lần. Tập dưỡng sinh. Ăn chậm và ít lại.Vô Lực cuối đầu thẹn thùng. Một điểm sáng loé lên trong thần thức. Sư huynh trả lời Tổ:- Thưa tại con sai, tham ăn tục uống.Nói xong, thấy thư thái, nhẹ nhàng.Tổ cười tươi như hoa:- Không phải người. Tại cái con trùng trong đại trường.Sư huynh ngồi im, không cải chính. Lòng lâng lâng.Tổ tiếp tục giảng về phép dưỡng sinh. Một hồi lâu, quay về phía Vô Lực nhắc lại:- Bụng ngươi chướng lên là do đại trường tích lũy quá nhiều uế tạp. Phải hành pháp Thủy Lưu để tống ra. Tất cả nguyên do chỉ tại con trùng.Sư huynh vẫn ngồi yên. Mặt mày tươi tỉnh. Xem ra có vẻ đắc ý lắm.Cả bọn từ biệt Tổ Sư. Ra đến của tam quan, Vô Lực khoái chí cười toe toét. Thỉnh thoảng Thông Luận lại ghé tai Không Ái nói nhỏ. Xong là chúng cười phá lên. Mắt liếc về phía Vô Lực. Cười đã đời Thông Luận vòng tay thi lễ:- Sư huynh đọc sách nhiều. Quán thông kim cổ, nho chùm. Ngu đệ thắc mắc muốn hỏi.Vô Lực đáp:- Hỏi đi!Thông Luận nói:- Dám hỏi sư huynh Ðại Trượng Phu là gì?Vô Lực giọng trang nghiêm:- Ðại Trượng Phu là kẻ tài trí hơn người. Ðầu đội trời, chân đạp đất. Bụng làm, dạ chịu.Thông Luân và Không Ái phá lên cười ngặt nghẽo. Cười chãy cả nước mắt nước mũi ra. Sư huynh chột dạ hỏi:- Tụi bay cười gì?!Cả hai đồng thanh:- Chúng tiểu đệ trộm nghĩ, khí phách của một ngài Ðại Trượng Phu to lớn như vậy, lẽ nào đi đổ lỗi cho một con trùng.PHB
Sao là Trung Ðạo?Trung Ðạo là ở đâu?Bao nhiêu mới gọi là vừa?Không không gian,Không thời gian,Trung Ðạo là tự thấy mình.NM LuậnTrung đạo là một đường lối, một phương cách đưa con người trở về trạng thái quân bình. Mỗi một cá nhân, tùy theo hoàn cảnh và thời gian, có một mức độ quân bình thích ứng riêng biệt.Không thể rập khuôn theo một mẫu mực hay một cá nhân nào đó để tự lập lại quân bình cho mình.Mọi tranh chấp và ham muốn phải hoàn toàn lắng yên thì quân bình tự đến chứ chẳng thể cưởng cầu.Khi khởi ý muốn dẹp mọi tạp niệm để cầu được thanh tịnh thì đồng lúc tạo ra sự tranh chấp và một thứ dục vọng mới rồi.Thấy được sự tranh chấp và dục vọng đó là bước vào Trung đạo.Trung đạo là một trạng thái vô nhiễm vì đã giải thoát ra khỏi vấn đề chứ không là một trạng thái thỏa mãn vì đã giải quyết được vấn đề đó.PVK TruyệnLý Viên Ngoại là chỗ thâm giao với thiền sư Tâm Không. Một hôm nhà có kỵ, mời thầy trò cùng tham dự. Trên bàn tiệc, đầy đủ sơn hào hải vị. Ðặc biệt có món bún thang miền Bắc, ăn với mắm tôm chính gốc. Cá kho tộ miền Nam. Mắm ruột miền Trung. Không Ái ghé tai Thông Luận:- Phen này sư huynh vào cửa tử. Cá và các loại mắm không biết ăn từ nhỏ. Sợ còn hơn cha chết.Rồi cả hai lấy tay che miệng cười khúc khích. Thực khách vào tiệc. Chén chú chén anh. Rượu đã ngà ngà, viên ngoại lên tiếng:- Nhân đọc Lão, đến câu: Thiên chi đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc. Ðạo Trời, bớt chỗ thừa bù chỗ thiếu. Chưa được thông suốt, xin liệt vị chỉ giáo.Thiền sư đưa mắt nhìn hàng đệ tử. Thông luận đẩy vấn đề:- Xin mời sư huynh. Người uyên bác, tham cứu kinh sách nhiều. Chúng tiểu đệ xin nhường.Vô Lực từ hồi giờ gắp lia chia chả quế, nem chua. Rất thích thứ này. Cac món khác tuyệt nhiên không đụng đũa. Sư huynh ngừng ăn. Hếch hếch cái mặt lên lấy thế uy nghi, rồi dõng dạc:- Ðạo là luật quân bình. Trung đạo có phận sự điều chỉnh mê, chấp. Mê là quá yêu thích. Chấp là quá kỳ thị. Nên phải tổn đi cái thái quá, bổ khuyết cái bất cập.Viên ngoại khen nức nở: - Quả không hổ danh sư phụ. Thật bất hư truyền.Rồi quá yêu, đích thân gắp món mắm ruột hiếm quý và cá kho tộ tiếp cho sư huynh. Vô Lực nhìn chén đồ ăn, chết trân. Vội cắn một miếng ớt thật cay làm đà rồi nhắm mắt, nhắm mũi nuốt trọng miếng mắm ruột. Thiền sư nhìn thấy chúm chím cười.Vốn trọng kẻ có tài. Viên ngoại tự tay tra mắm tôm, vắt chanh vào bát bún thang cho sư huynh. Mùi mắm xông lên. Vô Lực tái mặt. Lấy khăn che mũi cho khỏi ói. Không Ái nói nhỏ:- Xin Ðại sư huynh ráng ÐIỀU CHỈNH. Chớ để trạng thái mất quân bình lòi ra.Nói xong che mặt cười. Vô Lực sợ quá, ngồi ngây như trời trồng ….Thì ra TRI va HÀNH cũng có đôi khi chẳng hiệp nhất.PHB
Pháp nào hay?Pháp nào dở?Pháp hướng nội là pháp hay,Pháp hượng ngoại là pháp dở.Không ngoại làm sao có nội?Không nội làm sao có ngoại?Không hay, không dở,Không mê, không chấp.Nhìn ngoài để thấy trong,Nhìn trong để hiểu ngoài.NM LuậnPháp vốn không hay, không dở, chỉ tự tâm hành giả mà thôi.Tu hướng nội là quay vào trong để tìm hiểu mình, thấy được cái khuyết của mình để lập lại quân bình, để giải thoát ra khỏi mọi vấn đề trong cuộc sống. Cứu cánh nhằm tìm một sự bình an, một hạnh phúc bên trong tâm hồn.Tu hướng ngoại là tìm một thiên đàng, một nơi giải thoát ở bên ngoài, ở đời này hoặc đời kế tiếp. Ðôi khi quá quan trọng cái hình tướng bên ngoài, vun bồi cái áo tu để được yên tâm, để được mọi người nể vì, tôn kính. Hướng nội không phải là chạy trốn cuộc đời, mà ngược lại, phải dấn thân vào đời mới có cơ hội thấy mình. Ở chốn tịch liêu làm sao biết được tâm mình còn động loạn hay không?! Có vào trường đời mới đo được tâm ta mê hay chấp.Cuối cùng ra, nội hay ngoại, bên trong hay bên ngoài đều không thể tách riêng ra được vì nó vốn bổ xung, liên kết làm một với nhau. Ðó là cuộc sống và tu là biết sống an vui hạnh phúc mà thôi.PVK TruyệnLại nói về sư huynh Vô Lực. Chuyện ngàn lẻ một đêm. Ðang tự nhiên vui, bỗng hóa ra buồn. Nhân sinh quan bi phẫn. Ra vườn ngâm cổ thi để trút nỗi phiền:Ðàm lai thế sự, kim năng ngữThuyết đáo nhân tình, kiếm dục minh.Nghĩa là: Phàm việc đời, không tiền ắt chẳng xong. Nói về tình người, muốn tuốt gươm ra khỏi vỏ.Không Ái ngạc nhiên, chạy lại hỏi:- Sao bữa nay sư huynh không đi làm việc?Vô Lực buồn rầu trả lời:- Chỉ còn được trả lương bán thời gian. Phải cong lưng gia tăng tốc độ để năng xuất như cũ. Thật là bóc lột.Không Ái an ủi:- Ðời mà!Rồi bỗng thắc mắc hỏi thêm:- Sư huynh có biết vì sao không?Vô Lực lạnh lùng:- Thương mại là như vậy. Chèn ép, mánh lới là nghề của giới chủ nhân.Vừa lúc đó, Thông Luận tay cầm tờ báo, miệng la lớn:- Chiến cuộc sắp bùng nổ. Kinh tế suy thoái.Thấy Vô Lực mặt buồn hiu, Thông luận khẽ hỏi:- Sư huynh sao vậy?Vô Lực tình tự, than van. Thông Luận méo mó nghề nghiệp, lý giải:- Thời này muốn sống còn, các cơ sở kinh doanh phải co lại. Gặp lúc khó khăn, bất đắc dĩ họ mới làm vậy. Thiên lý đồng phong, không riêng gì sư huynh. Có chăng là tại thằng gây ra chiến tranh.Vô Lực nhíu mày, bực bội: - Ðúng rồi! nguyên nhân là thằng gây ra chiến tranh, làm kinh tế suy thoái. Phải lên án, vạch mặt chỉ tên. Tội phạm chính là nó.Thiền sư Tâm Không ngồi độc ẩm ngoài trái hiên. Nghe rõ nguồn cơn. Ðứng dậy đi về phía Vô Lực, tủm tỉm cười:- Còn cái thằng SO ÐO thì sao?
Tìm Phật sẽ thấy Ma.
Học Phật thành Phật.Bỏ Phật thì gặp Ma.Thấy Ma rõ ta là Phật.Ma đó, Phật đó.Phật đó, Ma đó.Vô cùng vô tận.Thấy đó mất đó.Không bỏ, không giữ.Thanh tịnh thường hằng.Thành Phật tức khắc.NM LuậnMa
và Phật ở đây là tánh Ma và tánh Phật trong mình. Rõ hơn, trạng thái
quân bình thanh tịnh là Phật tánh; ngược lại, động loạn bất an là Ma
tánh mà thôi. Hai trạng thái nầy hiện diện liên tục trong ta và ngoài
ta. Nghịch cảnh hay cám dỗ xẩy đến, ta liền bị lôi cuốn theo với một
loại dục vọng hay tình cảm tương ứng nào đó. Thế là con ma lục dục thất
tình đã hình thành ngay trong ta. Xa lánh hay tiêu diệt nó thì nó lại
bành trướng hoặc biến dạng phức tạp hơn. Ngừng lại để bình tâm nhìn thấy
và chấp nhận cái tánh đó của mình thì tự nó lắng yên và trở lại quân
bình. Ðó là cái mấu chốt của Ðạo! chỉ đem sự sáng suốt để nhìn nhận sự
tăm tối của mình mà thôi. Cái ý niệm muốn tiêu diệt sự tăm tối đã là mầm
mống của chiến tranh và động loạn rồi.Ma
tánh và Phật tánh, động và tịnh, chánh và tà thay nhau tiếp diễn, hòa
lẫn nhau không ngưng như tối và sáng, ngày và đêm. Không mong cầu ôm giữ
cái chánh thì hà cớ phải bận tâm kỳ thị diệt bỏ cái tà?!Lòng
người phức tạp đảo điên nên thật khó mà chấp nhận những điều đơn giản.
Chỉ cần nhận chơn được cái Ma tánh của mình để tự lập quân bình ngay mỗi
lúc. Thường quân bình thì đã tự đưa ta đến bờ mê mé bên kia, đâu phải
nhọc lòng chư Phật, chư Tổ nữa ru?!?!?!PVK TruyệnCư
sĩ Thanh Tu rất thích về thần thông. Chuyện gì dẫu đơn giản cách mấy,
cũng có thể biến nó ra huyền ảo và phức tạp. Các đồng môn tặng cho biệt
danh là Minh Linh (con nhện). Minh cũng có nghĩa là tối mờ mờ, ảo ảo
không tối thui như u minh. Linh là kỳ diệu huyễn hoặc, ẩn hiện ảo hóa
khôn lường. Thật vậy, hạnh phúc của cư sĩ thường được cột trói trong cái
màng tơ đa niệm của chính mình giăng ra. Dò sông dò biển dễ hơn tìm
hiểu tánh tình của họ Dương. Thích tu về thanh giới mà cứ thầm lén đọc
truyện Liêu Trai. Bình thường tướng pháp rất đoan trang. Thấy nữ giới
diễm kiều, lập tức tà dâm ngùn ngụt bốc cháy mờ mịt. Những lúc này Thanh
Tu phải đi vào hậu trường nhường vai cho Minh Linh đóng.Một
bữa Hà Tiên phu nhân bồng con đến gặp Thiền sư Tâm Không. Nước mắt ngắn
dài. Mới hay cư sĩ bị ma nhập. Tự xuống tóc cạo nhằm chỗ phạm, máu me
đầm đìa. Bệnh nằm rên rỉ trên giường. Tà khí ở ngoài … giao duyên với
bên trong. Họ Dương trong trạng thái minh linh, nằm thở khò khè. Hiền
nội quỳ bên giường khóc lóc, nhắm mắt chắp tay khấn nguyện thầm:- Cắn rơm cắn cỏ, trăm lậy mớ bái xin hồn cô bóng cậu tha cho tướng công con. Muốn gì con sẽ hàng ngày cúng quẩy.Thiền
sư châm cứu. Dùng y đức làm thần để trợ, bắt cư sĩ thở pháp luân. Lúc
đầu thoi thóp, từ từ mạnh dần. Tự trục để tự cứu. Khôi phục lại quân
bình. Gia đạo yên vui.Thiền sư
đi khỏi vài bữa, ý lực phản tỉnh yếu dần. Ma chướng trong ngoài dập dìu.
Phu nhân tay bồng, tay dắt con cầu cứu. Xin cho phu quân tá túc trong
đạo viện trị bệnh. Thiền sư nhận lời.Sau một tuần khỏi bệnh. Hà Tiên rụt rè khe khẽ hỏi Thiền sư:- Bạch sư phụ ra rồi?Thiền sư ngơ ngác:- Cái gì ra?Phu nhân nói lí nhí như sợ có ai nghe được sẽ sanh tâm oán thù:- Bạch … “Chư vị thiêng liêng”.Thiền sư cười xòa:- Thanh Tu vốn có sẵn nào phải ngoại nhập.Từ
đó cư sĩ sống rất yên vui. Hạnh phúc gia đình êm ả. Mỗi khi gặp nạn nữ
sắc làm cho lửa dâm bùng cháy, sóng gió ba đào rối loạn ; thường đem câu
thần chú của Thiền sư cho quay vào trong thầm đọc: Tôi là Minh Linh,
chính tôi là Minh Linh, đích thị tôi là Minh Linh. Tức khắc lửa tắt,
sóng yên, bệnh khỏi.Tương truyền rằng thời bấy giờ ai cũng cho là lạ.PHBNgười cũng là ta mà ta cũng là người.Tội ta làm, người cũng làm.Thật thà là hòa,Công khai là Ðạo.Phá được cái riêng,Quy về một thức.Pháp nói thật, nói ngay là pháp vô thượng.Nói là nói chuyện mình,Nói ngay là nói tội mình mà thôi.NM LuậnLục dục thất tình vốn là bản năng chung của con người, chỉ khác nhau ở hình thức và thái độ bộc lộ ra mà thôi. Có người ý thức được hành động và tư tưởng của mình, có người không. Có người thẳng thắng bộc bạch ra, có người quanh co ém nhẹm đè nén nó. Chúng ta phân biệt mỗi người khác nhau theo cá tính bẩm sinh hoặc những đức hạnh tập tành điêu luyện được.Tuy nhiên nếu thật thà với chính mình thì chúng ta phải thấy rằng cái căn gốc của lục dục thất tình vẫn còn nguyên vẹn trong ta, vì đó là khả năng sinh lý và tâm lý chung của một con người.Vấn đề quan trọng là chúng ta có chịu chấp nhận tham, sân, si, dục …. đó là chính mình hay không mà thôi! Khi đã chấp nhận con người thật của mình với nguyên vẹn lục dục thất tình, chúng ta sẽ không còn kỳ thị mình và người khác nữa. Cái riêng tư to lớn nhất vẫn là sự cao ngạo tưởng mình tài giỏi đức hạnh hơn người khác. Cái lầm lẫn tai hại nhất là nói thẳng và thật về chuyện người ngoài để bao che giấu giếm chuyện mình.Nói thẳng và thật về mình không phải để khoe khoang khoác lác mà đã thực sự ăn năn những tội lỗi mình đã tạo khổ cho thân tâm và chấp nhận sự phê phán của búa rìu dư luận để chuộc tội và mài dũa đi sự ngạo mạn tự ái của mình.Con người khổ sở phấn đấu vì chất chứa quá nhiều vấn đề trong nội tâm. Khi đã chịu nhìn thấy những phiền não đó và đem ra công khai ánh sáng thì còn có vấn đền gì ở đâu nữa để mà giải tỏa?! Còn có pháp nào đáng đeo đuổi nữa để mà vun bồi túi khôn và lòng ham muốn của mình?!?!?!PVK TruyệnTiểu thư Thanh Thanh, con nhà quyền quý, trâm anh, thế phiệt, lá ngọc, cành vàng. Ðược nuông chiều quá thành hư. Thường giấu truyện Tây Sương Ký hay Hồng Lâu Mộng dưới gối nằm. Hàng ngày ngồi xe song mã, dạo chơi khắp kinh thành.Bữa kia lọt vào mắt xanh một phong lưu công tử. Tình tự hẹn hò. Làm chuyện Liêu Trai. Sau đó mắc chứng hoa liễu. Gặp oan nghiệt, thức tỉnh muốn đi tu.Ðến thiền viện Tâm Ðạo. Truyền gia nhân khiêng kiệu hoa về. Xin quy y. Ðược Thiền sư Tâm Không nhận làm đệ tử. Thay đổi xiêm y. Ăn mặc nâu sồng. Trước khi chính thức hành lễ, tiểu thơ làm tờ XÁM. Thành thật khai hết tội lỗi. Tịnh tâm một thời gian để ăn năn. Ðoạn tuyệt với quãng đời cũ.Tới ngày thí phát, đúng giờ thìn một hồi chuông đổ ngân nga. Các đồng môn nghiêm chỉnh tuần tự vào chánh điện. Tọa trên các bồ đoàn. Thiền sư mặc lễ phục, cầm thiền trượng đứng. Thanh Thanh quỳ đọc tờ XÁM. Mặt mày tái mét, cắt không còn hột máu. Hai tay run rẩy, giọng lạc hẳn đi. Chấm dứt bài, phủ phục ba lạy tạ tội. Xong, đứng chết trân. Cảm thấy như đi vào địa ngục, chịu hành hình. Cử tọa im phăng phắc. Thiền sư lên tòa giảng. Ban đạo từ:- Lành thay, phần hồn đã thức tỉnh. Tự đàn hạch, ân hận về những lỗi lầm đã làm. Trở về trách nhiệm Tiểu Thiên Quốc của mình. Từ nay tờ XÁM nên gọi là THIÊN CHỈ. Pháp danh của con là Diệu Thanh.Tan lễ, thiền viện đãi tiệc chay. Diệu Thanh cùng đám thiền sinh trẻ hầu bàn. Tựa như cải tử hoàn sinh. Gặp ai cũng vui vẻ nói cười. Trong đám thực khách có Hà Tiên phu nhân. Phong cách đoan trang. Nương nương ném con mắt khinh thị về phía Diệu Thanh, nghĩ thầm: -Ðúng là đồ trắc nết. Thật xấu hổ. Uế tạp chốn trang nghiêm.Chợt một nam tu sinh trẻ tuổi chạy đến. Dung mạo tuấn tú, khôi ngô. Chỗ quen biết trước. Vừa mời trà vừa nịnh:- Cách đã lâu không gặp. Nương nương càng ngày càng trẻ và đẹp ra.Phu nhân cả đẹp lòng. Cười tươi như hoa. Kín đáo vuốt lọn tóc mai, sửa lại cây trâm cài cho thêm phần duyên dáng.PHB
Thật thà là chơn tâm hiện.Càng minh thì càng thấy.Thấy gì?Thấy: nhờ bùn sen mọc,Nhờ tánh mới thấy tâm.Cho nên tánh Phật vô nhiễm.Sao gọi là tánh xấu?Xấu do tâm người xấu.Sao gọi là tánh tốt?Tốt do tâm người phát.Nguyên thủy tánh vẫn vậy.Tâm thời vô nhiễm.Phật tánh hiển lộ.Tâm tánh đều đồng.NM LuậnChơn lý chẳng qua chỉ là sự thật. Sự thật của chính mình! Người tầm đạo giải thoát chẳng cầu thấy Phật, thấy Tiên mà chỉ cầu thấy được mình mà thôi.Thấy chính mình là nhìn nhận sự bất toàn, sai sót, tội lỗi của mình để có cơ hội thực hiện tốt đẹp hơn, đưa mình trở về trạnh thái quân bình trung đạo. Người chỉ thấy mình luôn hợp lý, hay ho, tài giỏi là vun bồi sự cống cao ngã mạn và chối bỏ sự tiến hóa tâm linh rồi. Không có bùn thì chẳng có sen, không có phiền não thì cũng chẳng có bồ đề. Cùng là dục tánh nhưng phát triển trong sự mưu mô, lường gạt, đen tối đầy mặc cảm thì là Ma tánh; còn bộc lộ thẳng thắng công khai, minh bạch thì đó là tình thương yêu trong sáng hay Phật tánh mà thôi.Lục dục thất tình vốn nó không xấu không tốt. Chính cái hình thức và thái độ biểu lộ nó qua chúng ta làm nó trở thành tốt hay xấu mà thôi. Khi ánh sáng mặt trời chiếu cho mây tan gió lặng thì sóng tự lắng hòa vào biển cả đại đương. Cũng vậy, khi chúng ta dùng sự sáng suốt để thấy được những bất toàn sai sót của mình thì sóng phiền não tự lắng yên vào biển tâm thanh tịnh. Khi ấy còn có điều gì đáng để phân biệt tâm và tánh nữa đâu.PVK TruyệnNương nương họ Mạch. Bà thân mẫu trước khi sanh nằm mộng thấy hoa sen, bèn đặt tên là Liên Nha. Nên duyên cầm sắt với cư sĩ họ Dương. Cùng với phu quân đồng tu. Lấy pháp danh là Hà Tiên.Bản chất cần kiệm. Quán xuyến gia cang. Một sợi tơ, sợi tóc chẳng hề hoang phí. Khéo gìn giữ công, dung, ngôn, hạnh. Ai cũng khen là tứ đức vẹn toàn.Bữa nọ lên đạo viện thăm thiền sư Tâm Không. Cư sĩ lén nhìn trộm Diệu Thanh. Nương nương bắt quả tang. Hơi châu khóe hạnh, nhưng cố giữ cho tự nhiên. A hoàn đã sữa soạn xong mâm trái cây dâng hương. Thấy hơi nhiều xót ruột, nương nương khe khẽ rầy rà:- Lễ Phật là tại tâm, đâu cần mấy thứ này.Từ đó lên đạo viện, không mua bán gì cả. Chỉ mang … tâm theo để cúng dường tam bảo.Ngày kia, cư sĩ chịu hết nổi sự quản thúc. Gia đình xào xáo. Cơm, canh chẳng lành ngọt. Giềng mối phu phụ muốn rạn nứt. Sư nói sư nghe, vãi nói vãi hay. Bất phân thắng bại.Thiền sư Tâm Không hóa giải. Cuộc nội chiến tại gia tạm yên. Nhiều lần như vậy, nương nương thức tỉnh. Tự thấy mình cũng có hơi … quá đáng. Dần dần nhẹ tay. Chồng con được nhờ. Tâm tánh cởi mở hơn trước. Gia đạo yên vui.Bỗng một hôm ngày thường, nương nương đi lễ. Ba con a hoàn lễ mẽ xách nhiều giỏ cam, lê, bưởi đủ loại theo sau. Thiền sinh túa ra kinh ngạc. Không Ái chạy vội lên mở cửa chánh điện. Diệu Thanh lật đật chuẩn bị bàn thờ. Thông Luận chắp hai tay, cúi đầu chào:- Mô Phật! Quả là lượng công đức tâm cao dầy.Nương nương thật thà nói:- Ðêm qua giông bão, vườn nhà trái cây rụng nhiều quá!PHB
Vay pháp, trả phápAi hỏi trả lờiVay pháp, đắc phápAi hỏi chỉ cườiTrả pháp, không còn phápAi hỏi nín thinhVay pháp, trả phápNói cười như không.NM LuậnÐến đây là bốn giai đoạn nói về những người đã thực sự bước chân vào con đường tu học sửa mình.Pháp ở đây là Ðạo hay là con đường tu tập mà ta đã thọ lãnh và hành trì thì nên chia sẽ lại khi có ngươì hỏi đến. Kế tiếp, khi đã đắc pháp, tức là có pháp trong tâm, thấy mình và hiểu mình trong mỗi phút giây giao tiếp với đời sống, thì cũng hiểu luôn được người đối diện. Tuy nhiên, người đời đa phần vốn hiếu kỳ, chỉ muốn tìm hiểu để thỏa mãn túi khôn, để so sánh phân loại trình độ tu chứng của người khác. Trường hợp này, người hiểu đạo chỉ cười mà không nói, vì không muốn hơn thua lý luận, khoe khoang cái tôi của mình, cái đạo của mình vì lợi danh, độc tài muốn khuất phục đối phương. Thật ra, khi đã vào trung đạo rồi thì có gì không là đạo, một nụ cười cũng đủ diễn tả sự an lạc nội tâm. Ðây cũng là hành động của Ca Diếp khi thấy Phật đưa cành hoa sen lên. Thể nhập với đời sống để hòa vui cùng bông hoa thì còn có gì sở cầu thêm nữa để mà phải trình làng cái túi khôn thừa thãi trong trí của mình.Cái quân bình của trung đạo là quán thông nhân quả, thuận theo luật vay trả trong lẽ tự nhiên. Không còn một manh múm nào của cái tôi thích được đời thông cảm, yêu thương, trọng vọng, thì hà cớ phải trả lời, phải thỏa mãn những câu hỏi dư thừa, vô ích của thế nhân, nên đôi lúc làm ngu không nói gì vẫn là tốt hơn cả. Tuy nhiên, cái lầm lẫn vì cao ngạo của một số người tu là tưởng mình đã đứng ra ngoài nhân quả, không còn dính tới chuyện vay trả của cuộc đời. Thật ra, vay trả vốn là luật của đạo, của đời sống.Do đó, cuối cùng ra, nói đạo, cười hoặc nín thinh đều là những hành động trả pháp tùy duyên, phục vụ trọn vẹn đời sống nhưng tâm không vương mắc một mảy may tranh chấp nào của dòng đời động loạn.PVK TruyệnTrong đám đệ tử của thiền sư Tâm Không, Vô Lực lớn tuổi nhất. Uyên thâm kinh điển. Súc tích lý đạo. Ðoạn trường đã qua nhiều cầu. Dễ cảm thông. Thường muốn giác tha, lợi nhân.Một bữa sư phụ vân du. Vô Lực giữ thiền viện. Khoảng giờ ngọ, có khách đến tham vấn. Phong cách ảm đạm, u uất. Tự xưng là cư sĩ Lâm Bất Khai. Vốn bặt thiệp, sư huynh mở lời trước:- Tiên sinh chắc có chuyện buồn?Khách tâm sự tình huống gia cang. Ðôi lúc sụt sùi nhỏ lệ. Vô Lực động lòng trắc ẩn. Ðem đạo ra dẫn giải, an ủi:- Cuộc đời phù du, bóng câu qua cửa. Tấm thân tứ đại, nay còn mai mất. Tất cả đều huyễn hoặc. Cớ chi buồn lẽ vô thường!Bất Khai trầm ngâm, gượng gạo gật đầu. Sư huynh cả đẹp lòng vì toa thuốc của mình có vẻ kiến hiệu. Cao hứng bầy cuộc trà đối ẩm. Cùng nhau tranh luận về Ðạo. Tới đâu Vô Lực cũng ăn trùm hết. Không nhường họ Lâm nữa bước. Ðuối lý cư sĩ đầu hàng:- Xin chịu thua sư huynh. Thật là quán thông kim cổ.Ðược đà Vô Lực nối hơi, bước sang các lẽ cao siêu, huyền diệu. Chứng tỏ khả năng lậu tận thông. Ðến đây việc bào chế không còn giới hạn nữa ….Màn đêm đã xuống từ lâu. Khách bắt đầu thấm mệt. Ðưa tay che miệng ngáp. Ðang loay hoay tìm cách thoát lui. Sư huynh triền miên thuyết giảng. Vốn liếng có bao nhiều dược liệu, đem kê toa hết. Cư sĩ đói và ngộ thuốc nên bị hoa mắt, nhức đầu. Lấy hết can đảm ngắt lời Vô Lực, xin tạ từ.Sư huynh tiễn chân khách ra tới cửa tam quan. Không ngừng bồi dưỡng thêm những chân lý cao nhất mà mình mới thu nhập được.Cư sĩ lảo đảo ra về. Toàn thân rũ liệt. Bao nhiều lý đạo rơi rụng hết. Chỉ còn trơ lại một nỗi u uất buồn.PHB
Liên Hoa Diệu Pháp là bửu kinh không chữViết thật nhiềuChơn lý thật cao siêuThấy có đó nhưng lại là khôngCàng suy nghĩ càng thêm mù tịtBỏ lýHiểu ýBỏ ý về khôngKhông rồi làm sao nữa?Không rồi lại cóCó rồi lại khôngCó không, không cóNói bậy, nói bạKết thúc quyển kinhAi hiểu càng tốtkhông hiểu ráng chịuChơn lý vẫn tròn.NM LuậnTất cả kinh, luận, truyện ở đây và từ xa xưa đều không phải là chơn lý! Ðó chỉ là phương tiện để thức tâm người đọc. Sự thức tâm đó mới là chơn lý. Sự thức tâm đó mới là bửu kinh vô tự, là sự sáng suốt của người chịu nhìn thấy chính mình.Con người thật của mình vốn bất toàn và sai xót. Vì chối bỏ nó nên ta cứ mãi trầm luân hoặc phủ lên ta cái áo đạo đức tu học rồi tự giam mình trong một thiên dường giả ảo nào đó. Cái đẹp quí của bông sen vốn sinh ra từ bùn. Chơn lý hay bửu kinh vô tự của mỗi chúng ta vốn cũng có sẳn nơi tự tánh. Chạy theo văn tự để nhớ, để hiểu chỉ giải quyết được lòng tham lam của trí chứ không giải thoát được tâm. Tâm giải thoát vốn nó là không, cái không sáng suốt như một tấm gương. Nó sẽ có khi nhận lấy những đối ảnh, đối vật của cuộc đời. Nhưng khi ảnh, vật đi rồi thì tâm lại hoàn không. Luật có không, không có nầy vốn không phải là lý thuyết để hiểu, cũng không là ý niệm để gìn giữ trong đầu. Ðó là cái thức của người chịu thấy chính mình, thấy được tôi và người là một, không khác. Những bất toàn, sai xót của tôi và người cũng một thể như nhau.Quyển kinh còn nói lên sự khiếm khuyết của nó là tự nhận nói bậy, nói bạ để trả người đọc về lại với chính họ, thấy mình và kinh không khác. Chơn lý vốn tròn ngay chỗ cái khuyết, vốn đầy ngay chỗ cái thiếu của chính nó mà thôi.PVK ThơTrong đáy sâu tiềm thức,Bừng sáng nẻo u minh,Hồi quang cho nội tỉnh,Là vô tự chân kinh.Tụng ngay vào tự tánh,Hiện ra thực tướng mình,Còn nguyên lục dục, thất tình,Tâm minh trong sáng, chiếu hình phù du,Luân hồi chuyển kiếp thiên thu,Lạc trong rừng chữ, duyên tu ngỡ ngàng.Hỏa thiêu tàng kinh các,Bặt hết lý về không,Chuyển thần lực xóa mờ ký ức,Ðưa tâm linh giải thoát phiêu bồng,Phá khung, tháo cũi, sổ lòng,Trăm sông vào biển đại đồng nhất nguyên.Càn khôn đồng một lý,Nên tụ rồi lại tan,Mưa rơi nước chảy trên ngàn,Ðể cho con suối lại tràn vào sông.Diệu không thành diệu hữu,Khổ não hóa bồ đề,Cõi đời mê chấp lê thê,Nên dòng lý luận đi về, ngẩn ngơ,Con tầm kéo kén, nhả tơ,Lại thành văn tự, lời thơ dông dài.
Kết thúc rồi lại tiếp
Sanh tử, luân hồiÐời đời bất diệtKinh cũ rồi kinh mớiTiếp nối vô cùngChẳng gì khác lạChơn lý chỉ có mộtAi nói hiểu sẽ không hiểuAi không hiểu sẽ hiểuChịu hay không chịu cũng phải chịuChơn lý thường hằngChẳng mất, chẳng đượcChẳng cầu, chẳng vọngTự nó bất biếnTự nó vẹn toàn.NM LuậnÐọc
đến đây, hẳn chúng ta đã một phần chấp nhận cùng đi với kinh, cùng sống
với kinh. Chương trước chúng ta đã phải cười khi thấy kinh nói ba lăng
nhăng rồi tuyên bố chấm dứt. Chương này chúng ta lại cũng phải cười vì
kinh vẫn tiếp tục cùng đi với chúng ta.Thế
mới biết sanh tử không phải là một sự chấm dứt mà là một sự tiếp nối
hoài hoài, vô cùng vô tận. Tử đây là chết đi cái thể diện, tự ái, cao
ngạo khi đã chịu nhìn thấy tánh mình. Sanh đây là hồi sinh lại thành con
người mới thật thà đôn hậu hơn xưa. Cái đúng, cái hay bây giờ mai kia
mốt nọ lại thành cái sai, cái dở. Cứ thế mà con đường tiến hóa không bao
giờ chấm dứt.Còn phân biệt đạo
và mình sẽ không bao giờ hiểu đạo. Ðạo hay luật tiến hóa vốn nằm sẵn
trong mình. Chối bỏ nó là tự hủy diệt mình mà thôi. Càng thật thà thì
càng thấy tánh mình, nó chẳng bao giờ mất đi hay thêm bớt. Cái khác là
phát triển nó trong sự sáng suốt chủ động hay trong sự lôi cuốn của vô
minh mà thôi. Cái chơn lý đó, cái sáng suốt đó, cái thấy đó vốn không
bao giờ thay đổi. Nó thường hằng vẹn toàn nhờ luôn luôn thấy được sự bất
toàn.PVK ThơHoa đào xuân đến, hồng đôi má,Tiễn biệt thu đi, rụng lá vàng,Tuyết xuống trong mùa đông lạnh giá,Như người thiếu phụ quấn khăn tang,Sinh ký, tử quy,Lệ đổ hàng hàng …Càn khôn vận chuyển,Rồi xuân lại sang,Cô miên giấc điệp mơ màng,Tái sinh thành nụ, điểm trang ánh hồng,Sanh sanh, hóa hóa bềnh bồng,Quán thông một lý, là lòng chân như,Bổ bất túc, tổn hữu dư,Ngọn tâm đăng sáng, khư khư giữ gìn.Biết bao đời, bao kiếp,Vọng ngoại và u minh,Có ngờ đâu đạo lớn,Lại nằm ngay trong mình,Thấy sai là mật khuyết,Nên thường hằng quân bình,Liều thân vào cửa tử,Ðể tâm ra cửa sinh,Chịu cho địa ngục hành hình,Con đường giải thoát đăng trình thăng hoa.PHB